Các công việc Digital marketing hiện nay đang trở thành một trong những ngành nghề hot được các bạn trẻ yêu thích. Lý do là vì sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số và xu hướng tiêu dùng trực tuyến ngày càng tăng. Sự bùng nổ của mạng xã hội và các hình thức kinh doanh online trên các nền tảng số đã tạo ra một nhu cầu lớn đối với hầu hết các doanh nghiệp, cá nhân. Những người có khả năng tận dụng các công cụ và chiến lược số để tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả.
I. Các công việc digital marketing
1. Nghiên cứu và tối ưu từ khóa, thứ hạng Website
Lập kế hoạch SEO (bao gồm nghiên cứu phân tích từ khóa, lập kế hoạch từ khóa, viết bài chuẩn SEO, tối ưu SEO…) để bảo đảm website luôn ontop trên các công cụ tìm kiếm như Google. Làm SEO chính là làm thương hiệu, khi thương hiệu uy tín thì khách hàng cũng sẽ gia tăng.
Xây dựng chiến lược SEM để tăng cường sự hiện diện trực tuyến thông qua quảng cáo trả phí
Quản lý chiến dịch quảng cáo Google Ads để đạt hiệu quả tối đa trong việc tiếp cận khách hàng mục tiêu
2. Sáng tạo và sản xuất nội dung truyền thông
Xây dựng và sản xuất nội dung truyền thông phù hợp với từng nền tảng như Tiktok, Facebook, Youtube…, bao gồm bài viết, video, hình ảnh, email và các loại nội dung khác.
Nếu bạn là một marketer đa năng vừa hiểu về content, vừa biết thiết kế ấn phẩm và chạy quảng cáo online… thì bạn sẽ có cơ hội thăng tiến trong công việc và mức thu nhập thuộc Top cao của thị trường.
3. Lập kế hoạch, chạy quảng cáo, và tối ưu hóa
Triển khai và quản lý chiến dịch quảng cáo trên các nền tảng như Google, YouTube, Facebook, Zalo, và TikTok. Ngoài các kênh mạng xã hội thì các sàn thương mại điện tử cũng là sân chơi đầy cạnh tranh. Đòi hỏi bạn không chỉ có kiến thức SEO, chạy quảng cáo, seeding, mà còn phải nhạy bén nắm bắt và hiểu các thuật toán nền tảng. Shopee, Lazada… hay các App bán hàng online đều cập nhật chính sách thường xuyên nên nếu xác định làm việc ở lĩnh vực này là bạn phải học tập và nghiên cứu thường xuyên mới có thể bắt kịp xu hướng.
Tối ưu hóa quảng cáo và thường xuyên báo cáo kết quả để đảm bảo chiến dịch đạt được hiệu quả cao nhất.
4. Nghiên cứu thị trường và thói quen tiêu dùng
Nghiên cứu thị trường, phân tích xu hướng, dữ liệu, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng mục trên internet để xây dựng các kế hoạch tiếp thị phù hợp và hiệu quả.
5. Phối hợp với các bộ phận liên quan để thiết lập các chiến dịch truyền thông
Làm việc chặt chẽ với các bộ phận như media, trade marketing, kinh doanh, chăm sóc khách hàng… để đạt được hiệu quả trong quy trình làm việc.
II. Mô tả chi tiết các công việc digital marketing theo từng vị trí
1. Chuyên viên SEO (SEO Specialist)
Đây là một trong các công việc digital marketing cốt yếu, tập trung vào việc tối ưu hóa nội dung và cấu trúc website để đạt thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm như Google. Chuyên viên SEO cần có khả năng phân tích từ khóa và thành thạo các công cụ như Google Analytics, Google Trends… để theo dõi và cải thiện hiệu suất trang web.
2. Chuyên viên Tiếp thị Nội dung (Content Marketer)
Đây là vị trí chịu trách nhiệm về chiến lược nội dung, tạo ra ý tưởng các ấn phẩm marketing, bài viết, kịch bản video, và ý tưởng hình ảnh… thu hút, nhằm thu hút ấn tượng của khách hàng và tạo chuyển đổi. Các công việc digital marketing liên quan đến nội dung đòi hỏi sự sáng tạo và kỹ năng viết tốt, cùng với hiểu biết sâu sắc về SEO cũng như xu hướng, thay đổi của các nền tảng mạng xã hội.
3. Quản lý Mạng Xã hội (Social Media Manager)
Quản lý Mạng Xã hội là một trong các công việc digital marketing hot hiện nay, tập trung vào việc xây dựng và duy trì sự hiện diện thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội như Tiktok, Facebook, Instagram và LinkedIn. Người làm ở vị trí này cần biết cách lập kế hoạch nội dung, tương tác với khách hàng và theo dõi hiệu quả các chiến dịch truyền thông xã hội.
Mạng xã hội không chỉ là kênh xây dựng thương hiệu hiệu quả mà còn là kênh bán hàng mạnh mẽ hiện nay. Do đó các doanh nghiệp sớm nắm bắt xu hướng phát triển của mạng xã hội thì sẽ nhanh chóng đi tắt đón đầu.
4. Chuyên viên Digital Marketing
Đảm nhận việc thiết lập và tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo trả phí trên các nền tảng như Google Ads, Facebook Ads, Tiktok Ads; xây dựng kế hoạch và quản trị nội dung trên các kênh truyền thông trực tuyến. Chuyên viên này phải liên tục theo dõi và điều chỉnh để đạt được ROI cao nhất. Đây là một trong các công việc đòi hỏi sự am hiểu sâu về chiến lược quảng cáo và phân tích dữ liệu.
Ở các doanh nghiệp lớn, có phòng marketing nội bộ thì vị trí digital marketing thường được phân tách trách nhiệm rõ ràng. Tuy nhiên ở đa số các doanh nghiệp nhỏ thì digital marketing cần phải đa nhiệm, thành thạo nhiều kỹ năng để có thể làm được nhiều việc một lúc. Với xu hướng cạnh tranh như hiện nay, nếu nhân sự chỉ có 1 đến 2 kỹ năng thì rất khó trụ vững trước sự đào thải khốc liệt của thị trường. Do đó, nâng cao nhiều kỹ năng, làm việc lăn xả, không ngại khó để phát triển bản thân… chính là chìa khóa để bạn có thể phát triển sự nghiệp bền vững.
5. Quản lý Tiếp thị Số (Digital Marketing Manager)
Vị trí này đòi hỏi người quản lý phải có kiến thức toàn diện về tất cả các khía cạnh của digital marketing, từ SEO, PPC, đến email marketing và mạng xã hội. Đồng thời phải là người có thể lập kế hoạch, quản lý, giao việc, đào tạo nhân sự. Quản lý Tiếp thị Số chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược tổng thể và lãnh đạo đội ngũ tiếp thị số để đạt được mục tiêu kinh doanh của công ty.
Ở một số doanh nghiệp sản xuất, bán lẻ, thì vị trí này rất quan trọng, vì ảnh hưởng đến doanh số công ty. Nếu doanh nghiệp 100% bán hàng online thì vị trí này có thể tác động thậm chí quyết định doanh số công ty.
III. Các công việc digital marketing cần những yếu tố gì?
1. Kỹ năng phân tích
Trong lĩnh vực digital marketing, phân tích dữ liệu đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Khả năng đọc hiểu và phân tích dữ liệu giúp đưa ra những quyết định chính xác và chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn. Các công cụ phân tích như Google Analytics, SEMrush và HubSpot là những trợ thủ đắc lực trong việc theo dõi hiệu suất của các chiến dịch và điều chỉnh chiến lược tiếp thị dựa trên dữ liệu thực tế.
2. Kỹ năng sáng tạo
Sáng tạo là một yếu tố không thể thiếu trong các công việc digital marketing. Việc tạo ra nội dung hấp dẫn, thiết kế giao diện bắt mắt và lên ý tưởng cho các chiến dịch quảng cáo độc đáo sẽ làm nổi bật “bản thân” trong ngành và mang đến giá trị thực sự cho khách hàng. Khả năng sáng tạo không chỉ giúp xây dựng thương hiệu mà còn tạo ra sự khác biệt và thu hút sự chú ý của khách hàng.
3. Cập nhật xu hướng
Công nghệ và xu hướng trong digital marketing luôn thay đổi nhanh chóng. Hiểu biết về các công nghệ mới nhất, từ trí tuệ nhân tạo (AI) đến big data là rất quan trọng để tận dụng tốt hơn các công cụ và nền tảng kỹ thuật số. Việc cập nhật xu hướng giúp các chuyên gia digital marketing đón đầu xu hướng, tiết kiệm chi phí và tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng trên internet.
4. Kỹ năng giao tiếp
Digital marketing không chỉ là công việc cá nhân mà còn là sự kết hợp chặt chẽ giữa nhiều bộ phận và nhóm khác nhau. Kỹ năng giao tiếp tốt giúp các chuyên gia làm việc hiệu quả hơn với đồng nghiệp, khách hàng và các đối tác. Giao tiếp rõ ràng và hiệu quả là chìa khóa để đảm bảo rằng các chiến lược và ý tưởng được hiểu và thực hiện đúng cách.
Các công việc digital marketing hiện nay rất đa dạng và linh hoạt, cho phép bạn làm việc từ bất kỳ đâu, điều này khiến ngành nghề này trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều bạn trẻ. Với sự phát triển không ngừng của các nền tảng kỹ thuật số, nhu cầu về digital marketing cũng ngày càng tăng cao. Nếu bạn muốn nâng cao kỹ năng bản thân hoặc tìm kiếm một công việc tiềm năng để gia tăng thu nhập, bạn có thể tham khảo khóa học kỹ năng digital marketing thực chiến của Sáng Tạo Việt Media. Đây sẽ là cơ hội tuyệt vời để bạn trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết, từ đó dễ dàng tiếp cận với các công việc digital marketing hiện nay.