Trong thế giới mà công nghệ số phát triển nhanh chóng như hiện nay, bất kể công ty của bạn có thuộc ngành nghề nào, quy mô lớn hay nhỏ thì đều cần có một chiến lược marketing bán hàng hiệu quả, vì đó là một trong những cách tốt nhất để phát triển doanh nghiệp.
Kế hoạch Digital marketing (Digital marketing plan) là gì?
Một kế hoạch digital marketing xác định những gì bạn muốn hoàn thành trong một khung thời gian nhất định, nhờ vậy bạn có thể hoàn thành các mục tiêu kinh doanh. Khi lập kế hoạch tiếp thị kỹ thuật số, điều quan trọng cần nhớ là marketing phải truyền đạt được những lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ theo cách gây được tiếng vang với khách hàng. Vì vậy, kế hoạch nên tập trung vào các chiến thuật tiếp thị sẽ giúp công ty thu hút khán giả mục tiêu bằng một trải nghiệm gắn kết.
8 bước lập kế hoạch Digital marketing hiệu quả
Bước 1: Phân tích thị trường
Bước đầu tiên để lập bảng kế hoạch Digital marketing là phân tích tình hình hiện tại của công ty. Một mẫu kế hoạch Digital marketing hiệu quả luôn bắt đầu bằng việc nghiên cứu.
Trong giai đoạn này, nên đặt mục tiêu trả lời các câu hỏi sau:
- Các sản phẩm và dịch vụ doanh nghiệp cung cấp là gì và lợi điểm bán hàng độc nhất (USP sản phẩm) của công ty là gì?
- Doanh nghiệp đã làm gì cho online marketing và đã thu được những kết quả gì? Mọi người đang nói gì về doanh nghiệp trên môi trường online?
- Trang web của doanh nghiệp trông như thế nào? Người dùng có tìm được những gì mình cần và dễ dàng tương tác không? Có những khía cạnh nào mà cần cải thiện không?
- Đối thủ cạnh tranh đang làm gì? Thương hiệu của doanh nghiệp so sánh như thế nào với họ và chúng ta có thể học được gì từ họ.
Bước 2: Thiết lập mục tiêu
Mục tiêu là những gì sử dụng để đo lường sự thành công hay thất bại của chiến lược tiếp thị kỹ thuật số. Khi đặt mục tiêu, hãy sử dụng nguyên tắc SMART – là viết tắt của những vấn đề sau:
- Specific (Cụ thể): các mục tiêu phải chi tiết, cụ thể và trả lời các câu hỏi cơ bản về cái gì, ai, ở đâu, khi nào, như thế nào và tại sao.
- Measurable (Có thể đo lường): nếu bạn không thể đo lường một mục tiêu, sẽ không thể biết được bạn đã đạt được mục tiêu đó hay chưa. Do đó, bạn nên suy nghĩ về những thông điệp sẽ sử dụng và cách bạn xác định chiến dịch thành công.
- Achievable (Có thể đạt được): những mục tiêu quá dễ dàng hoặc quá tham vọng không giúp bạn tiến lên phía trước.
- Realistic (Thực tế): nghĩa là nó có tính đến các nguồn lực và thành tích trước đây và hãy chắc chắn là chiến dịch có tính khả thi.
- Timely (Đúng thời hạn): cuối cùng, xác định thời hạn cho mục tiêu để thiết lập một khung thời gian để xem liệu nó có thể được hoàn thành hay không và tại sao. Có thể chia mục tiêu lớn thành các mục tiêu nhỏ hơn để có thể điều chỉnh lộ trình nếu cần.
Các mục tiêu cụ thể sẽ phụ thuộc vào từng doanh nghiệp và tình hình của doanh nghiệp đó. Có thể bao gồm nhiều mục tiêu trong kế hoạch nếu cần, nhưng luôn đảm bảo chúng bổ sung cho nhau và không cạnh tranh hoặc có quỹ đạo đối lập. Dưới đây là một số ví dụ về các mục tiêu chung trong kế hoạch Digital marketing:
- Tiếp cận các thị trường mới, theo vị trí địa lý hoặc loại đối tượng.
- Tăng mức độ nhận biết thương hiệu giữa các đối tượng mục tiêu.
- Ra mắt một sản phẩm hoặc dịch vụ mới.
- Cải thiện lợi tức đầu tư (ROI).
- Mở rộng thị phần so với đối thủ cạnh tranh.
- Tăng lợi nhuận.
- Tối ưu hóa kênh chuyển đổi
- Thu hút khách hàng mới.
- Phát triển các chương trình Khách hàng thân thiết cho khách hàng hiện tại.
- Tăng doanh số bán hàng.
Bước 3: Xây dựng chân dung khách hàng
Đôi khi, có thể cần phải xác định nhiều hơn một hồ sơ khách hàng nếu bạn có các dòng sản phẩm cho nhiều đối tượng khác nhau.
Một chân dung khách hàng phải bao gồm:
- Thông tin nhân khẩu học như tuổi, giới tính, nghề nghiệp, mức thu nhập, nơi cư trú, v.v.
- Hành vi trực tuyến và công việc của người dùng.
- Mối quan hệ hiện tại của khách hàng với thương hiệu
- Nguyện vọng và nhu cầu của họ liên quan đến thương hiệu.
Bước 4: Xây dựng kế hoạch truyền tải
Xây dựng kế hoạch Digital marketing về content tốt nên phác thảo loại nội dung sẽ tạo và cách phân phối nội dung đó cho khách hàng mục tiêu. Bạn có thể xác định các kiểu nội dung khác nhau và tạo lịch trình giúp lập kế hoạch.
Khi nói đến việc tạo nội dung, hãy điều chỉnh nó phù hợp với cả tính cách người mua mà bạn vừa xác định và các giai đoạn cân nhắc khác nhau. Người dùng càng tăng trong kênh chuyển đổi, nội dung càng nên được cụ thể và tập trung.
>> Xem thêm: Marketing Funnel là gì? Vai trò của Phễu Marketing
Bước 5: Từ khóa mục tiêu
Từ khóa là xương sống của SEO và tất cả nội dung được tạo. Khi nói đến nghiên cứu từ khóa, bạn phải lưu ý đến các thông số sau:
- Mức độ liên quan của từ khóa đối với thương hiệu của bạn.
- Ý định của người dùng khi tìm kiếm từ khóa này (nó được tìm thấy ở giai đoạn nào của kênh?).
- Lưu lượng tìm kiếm.
- Mức độ cạnh tranh.
Bước 6: Lựa chọn công cụ nền tảng
Với Google bạn có thể thực hiện hai hình thức đó là SEO và Google Ads
Với SEO là cách sử dụng các công cụ Digital marketing tối ưu hóa từ khóa để khi khách hàng tìm kiếm thông qua từ khóa đó thì website của bạn sẽ được hiển thị trên top của Google. Đây là cách khó thực hiện khi tốn của bạn rất nhiều thời gian. Tuy nhiên nó lại được lâu dài khi bạn sẽ có những lượt truy cập tự nhiên vào trang website của bạn. Với những điểm mạnh như vậy thì bạn nên thực hiện SEO bằng cách tự làm hoặc thuê các dịch vụ SEO bên ngoài.
Còn với Google Ads là hình thức quảng cáo trả phí của Google. Đối với những website mới hoạt động mà bạn vẫn muốn được lên top tìm kiếm thì đây là cách hoàn hảo dành cho bạn. Ưu điểm của Google Ads là sử dụng các công cụ Digital marketing làm cho tần suất xuất hiện website của bạn trên những vị trí đầu cao dù khách hàng tìm kiếm thông qua nhiều từ khóa. Bạn nên tìm hiểu rõ để sử dụng Google Ads hợp lý sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao nhất
Triển khai trên fanpage là một trong những công cụ không thể thiếu khi triển khai kế hoạch Digital Marketing. Với lượng người dùng khổng lồ cùng với sự hiểu biết của bạn cho việc nghiên cứu khách hàng sẽ giúp bạn khách hàng một cách chuẩn xác nhất có thể khi thực hiện chạy quảng cáo Facebook. Bên cạnh đó thì những thông điệp truyền tải sẽ cần cụ thể hóa qua nội dung bài viết và hình ảnh được trau chuốt để có được sự quan tâm của khách hàng nhiều hơn.
Youtube
Youtube đang có tiềm năng rất lớn nhưng chưa có ai tận dụng thành công kênh tiềm năng này. Sự phát triển chóng mặt của Youtube được thể hiện khi hàng ngày có đến vài chục ngàn video được tải lên. Với tiềm năng lớn như vậy để bạn thực hiện các kế hoạch Digital marketing thì bạn không nên bỏ qua. Hãy sử dụng các công cụ Digital marketing để thực hiện các chiến dịch ngay từ bây giờ khi nó vẫn còn chỗ cho bạn.
Bạn hãy chuyển hóa thông điệp qua video và tải lên Youtube. Ban thử nghĩ khi mà thông điệp của bạn có vài trăm ngàn lượt xem thì chỉ cần 20% trong số đó thấy và nhớ đến thương hiệu của bạn thì xem như bạn đã thành công khi tiếp cận được một số lượng khách hàng lớn đến như vậy.
Email marketing là một cách tiếp thị quảng cáo sản phẩm đến khách hàng thông qua Email. Việc thực hiện các kế hoạch Digital marketing thông qua email ở Việt Nam không thực sự làm nhiều khi mà thói quen sử dụng email thường xuyên ở nước ta rất ít. Tuy nhiên không vì thế mà bỏ qua cách này khi vẫn còn một số công việc đặc thù phải sử dụng email liên tục. Một nội dung email tốt cùng với cách phân phối đến đúng đối tượng sẽ mang lại những hiệu quả nhất định
Bạn hãy sử dụng các công cụ Digital marketing dành cho email để chăm sóc khách hàng định kỳ. Các sử dụng email marketing hiệu quả là bạn cần hạn chế spam để không tạo ra cho khách hàng cẩm giác khó chịu khi nhận được email quảng cáo của mình.
Bước 7: KPIs và đo lường chiến dịch
Công việc không dừng lại sau khi bạn đã thiết kế và triển khai chiến dịch Digital marketing. Bước tiếp theo là một trong những bước quan trọng nhất: phân tích kết quả. Analytics đã trở thành một trụ cột quan trọng để tối ưu hóa thành công hiệu suất Digital marketing và chi phí.
Cần phải đo lường mọi hành động bằng cách sử dụng KPIs để xem liệu có đạt được ROI mong đợi hay không. Đo lường hiệu quả của các chiến lược và hoạt động đã thực hiện trong chiến lược Digital marketing sẽ giúp sửa chữa những gì không hiệu quả để đạt được mục tiêu đặt ra. Đối với mỗi chỉ số chính, hãy đặt mục tiêu hàng tháng, hàng tuần hoặc thậm chí hàng ngày và thiết lập các biện pháp kiểm soát sẽ sử dụng để đảm bảo chiến dịch đang đi đúng hướng.
Bước 8: Kế hoạch dự phòng
Cuối cùng, bạn phải trả lời câu hỏi sau: Điều gì sẽ xảy ra nếu không đạt được các mục tiêu?
Đối với mỗi một KPI được xác định trong phần trước, bạn cần phải suy nghĩ về kế hoạch phản ứng cho các tình huống khác nhau. Ví dụ, bạn sẽ làm gì nếu không đạt được mục tiêu 75%, 50% hoặc 25%? Bạn có thể xác định các hành động khác nhau như đa dạng hóa nền tảng, mở các kênh đầu tư mới hoặc thậm chí xem xét lại các khía cạnh của kế hoạch không hoạt động như mong đợi.