10 bí kíp rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước đám đông

Bạn có biết có tới 75% người nói rằng họ sợ nói trước đám đông? Thuyết trình trước đám đông là nỗi sợ hãi đối với nhiều người những cũng là một hoạt động phổ biến từ trường lớp đến môi trường làm việc. Kỹ năng thuyết trình vì thế vừa là nỗi ám ảnh vừa là “vũ khí” mà ai cũng muốn sở hữu. 

Trong bài viết này, bạn sẽ tìm được cách làm thế nào để gạt bỏ nỗi sợ hãi và trở thành một người thuyết trình tự tin.

Kỹ năng thuyết trình là gì?

Kỹ năng thuyết trình là khả năng truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả và hấp dẫn đến một nhóm người nghe. 

Người thuyết trình cần hướng tới mục tiêu giúp người nghe hiểu được những gì mình đang nói, giải quyết một vấn đề nào đó của họ, hay chỉ đơn giản là tiếp nhận một thông tin mới mẻ. 

Để thuyết trình hiệu quả, người thuyết trình cần thực hiện các bước chuẩn bị quan trọng. Kỹ năng thuyết trình thành thạo hay không cũng có thể được nhìn nhận qua khâu chuẩn bị này. Và nó bao gồm những yếu tố như cấu trúc bài thuyết trình, slides, giọng điệu, ngôn ngữ cơ thể, v.v..

Kỹ năng thuyết trình rất quan trọng dù bạn ở vị trí nhân viên hay quản lý

Các yếu tố làm nên một buổi thuyết trình hiệu quả

Một bài thuyết trình hiệu quả bao gồm các yếu tố sau: 

  • Người thuyết trình có phong thái tự tin, tự nhiên, thoải mái
  • Mở đầu và kết thúc tạo ấn tượng, thu hút sự chú ý của người nghe
  • Cấu trúc bài thuyết trình khoa học, mạch lạc, không lan man
  • Giọng nói dễ nghe, rõ ràng, truyền cảm hứng
  • Có sự tương tác với người nghe 
  • Phản hồi tích cực với thắc mắc của khán giả 
  • Cung cấp thông tin hữu ích
  • Thời gian thuyết trình hợp lý

Không phải ai sinh ra cũng có sẵn kỹ năng thuyết trình trong mình. Nhưng có rất nhiều cách để rèn luyện nó. Bạn không cần phải là một người hoạt ngôn, giỏi giao tiếp hay năng động để có thể thuyết trình hiệu quả. Hãy làm theo các bí quyết sau đây để xoá tan nỗi sợ mang tên “thuyết trình”:

Các yếu tố cần thiết làm nên buổi thuyết trình hiệu quả
  1. Chú ý đến việc kết nối với khán giả
  2. Kiểm soát tone giọng và tốc độ nói
  3. Luôn nghĩ mình là người thuyết trình tốt
  4. Luôn tận dụng cơ hội mọi lúc mọi nơi
  5. Chuẩn bị bài thuyết trình thật kỹ lưỡng
  6. Thả lỏng cơ thể
  7. Thích nghi tích cực với nỗi sợ hãi
  8. Quan sát và học hỏi
  9. Luôn nghĩ rằng bạn đang nói chuyện tự nhiên như đứng trước bạn bè
  10. Đừng cố gắng nhớ chính xác từng từ một

Cuối cùng, điều quan trọng là bạn phải thực sự tràn đầy năng lượng và hứng khởi trước khi chuẩn bị bắt đầu thuyết trình và hãy hình dung mình đang là diễn giả truyền cảm hứng đến với công chúng.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN KHOÁ HỌC