Tùy vào đặc thù từng ngành nghề, doanh nghiệp sẽ chú trọng các hình thức bán hàng khác nhau: doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp xây dựng, doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, các tổ chức giáo dục, y tế… theo đó cũng sẽ lựa chọn nhiều phương thức bán hàng khác nhau để đạt được mục tiêu kinh doanh.
Vậy bán hàng trực tuyến hay trực tiếp sẽ tối ưu hơn?
Đầu tiên phải dựa trên ưu nhược điểm của từng kênh. Với phương thức bán hàng online sẽ tiếp cận được dữ liệu khách hàng lớn đang sử dụng internet (phạm vi trong nước và ngoài lãnh thổ), phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Tuy nhiên đối tượng khách hàng rộng lớn nên doanh nghiệp phải linh hoạt phân bổ nguồn lực, chi phí vào từng kênh, từng nhóm đối tượng khách hàng sao cho hợp lý, đồng thời cần xây dựng chiến lược bán hàng phù hợp từng sản phẩm, từng giai đoạn và từng đối tượng khách hàng mục tiêu.
Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự hiểu biết rõ về ưu nhược điểm của các kênh này, sở hữu đội ngũ nhân sự giỏi và cơ cấu phòng marketing truyền thông đầy đủ chức năng, thì mới có thể đảm nhiệm. Một số doanh nghiệp không đủ nguồn lực tự làm, đã phải thuê ngoài, tuy nhiên nếu không làm chủ được kiến thức và sự hiểu biết cũng như không lựa chọn đúng đối tác, thì việc thuê ngoài sẽ dẫn đến nhiều rủi ro như chi phí đắt đỏ, không đo lường được hiệu quả và hiệu quả không đạt kỳ vọng đặt ra.
Trong khi đó đối với một số doanh nghiệp đã quen với hình thức bán hàng trực tiếp: Phát triển mạng lưới cửa hàng, điểm bán; phát triển đội ngũ tiếp thị trực tiếp tại cơ sở; bỏ chi phí đặt cửa hàng tiếp thị tại các siêu thị, chợ…; hay tổ chức các sự kiện bán hàng, hội chợ triển lãm, xúc tiến thương mại… nhằm tìm kiếm các đối tác lớn. Tuy nhiên việc này lại đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải có mối quan hệ rộng với các cơ quan ban ngành, có ngân sách lớn để triển khai, và hiệu quả sẽ không nhận được tức khắc mà cần phải có thời gian để kiểm nghiệm và tiến hành các bước tiếp theo: giới thiệu, khách hàng dùng thử tin và quyết định mua, khách hàng giới thiệu khách hàng khác…
Nếu so với chi phí triển khai, các hoạt động bán hàng trực tiếp như thế này sẽ không tiết kiệm hơn nhiều so với các kênh bán hàng online, ngược lại nếu không tối ưu và kiểm soát sẽ dẫn đến việc chi phí bỏ qua quá nhiều nhưng hiệu quả không cao.
Do đó, tùy vào từng đặc thù ngành nghề hoạt động, tùy điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp và tình hình khách quan của thị trường, khách hàng, mà doanh nghiệp đưa ra chiến lược bán hàng phù hợp. Tối ưu nhất vẫn là kết hợp hiệu quả các kênh bán hàng online về: chi phí, dễ kiểm soát đo lường, chủ động tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu và có thể mang về đơn hàng ngay, song song với các hoạt động bán hàng trực tiếp: tiếp thị tại điểm bán, hoạt náo khuyến mãi tại cửa hàng, quảng cáo ngoài trời, hội trợ, triển lãm… để tăng cường nhận diện thương hiệu, tiếp cận đối tượng khách hàng rộng rãi hơn đặc biệt là nhóm khách hàng thích thử và trải nghiệm trực tiếp sản phẩm.
Lựa chọn kênh nào, triển khai như thế nào để hiệu quả, lại vẫn cần một đội ngũ nhân sự giỏi, có chuyên môn để doanh nghiệp không bị lãng phí tiền bạc, nguồn lực một cách vô bổ. Nhân sự chưa giỏi thì cần đào tạo, tuyển dụng, liên tục phát triển chuyên môn để đáp ứng sự thay đổi của xu hướng. Bên cạnh đó với những hạng mục cần đến sự tư vấn của công ty truyền thông (Agency) thì doanh nghiệp cần lựa chọn những đơn vị uy tín, chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm để vẫn mang lại hiệu quả mong muốn nhưng hạn chế rủi ro và tiết kiệm ngân sách.
Sangtaoviet Media Agency Cần Thơ, đơn vị uy tín cùng đội ngũ chuyên gia 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực PR truyền thông, marketing sẽ giúp quý doanh nghiệp tiết kiệm được ngân sách, con người, nhưng vẫn đạt được mục tiêu và kết quả mong muốn.