Sáng Tạo Việt

Kỹ năng Google AdWords, Cách chạy quảng cáo hiệu quả

Ngày nay, Google AdWords (Google Ads) là một trong những kênh quảng cáo hiệu quả nhất đối với các công ty và doanh nghiệp. Cũng vì vậy mà chạy quảng cáo Google AdWords trở thành kỹ năng vô cùng cần thiết đối với những người tìm việc làm trong ngành tiếp thị. Vậy kỹ năng Google AdWords là gì? Làm thế nào để quản lý chiến dịch Google AdWords hiệu quả?

Quảng cáo Google ads hiệu quả

Với một chuyên viên Digital Marketing thì kỹ năng Google AdWords là yêu cầu căn bản của nghề do đó không còn xa la xạ khi nghe tới khái niệm này. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được Google AdWords là gì và làm thế nào để có thể thực hiện những chiến dịch này tiết kiệm chi phí và đạt thành công cao. Ngoài kỹ năng Google AdWords ra thì với những ai theo đuổi marketing hoặc những công việc liên quan đến kỹ thuật như lập trình viên thì kỹ năng phân tích không thể thiếu nếu muốn các chiến dịch, dự án diễn ra thuận lợi. Trong bài viết sau, chuyên trang tuyển dụng https://vn.joboko.com sẽ giúp bạn biết được kỹ năng Google AdWords là gì một cách chi tiết nhất.

Google AdWords – giải pháp marketing online hiệu quả

I. Kỹ năng Google AdWords là gì?

AdWords là chương trình quảng cáo trực tuyến của Google, cho phép các nhà quảng cáo đặt quảng cáo của họ trên mạng của Google để chúng xuất hiện đầu tiên khi người dùng tìm kiếm từ khóa liên quan. Chúng cũng có thể xuất hiện trên các trang web nội dung chấp nhận quảng cáo Google. Nhà quảng cáo sẽ chỉ phải trả phí cho Google khi có người nhấp vào quảng cáo.
Chương trình Google AdWords là cửa hàng quảng cáo trực tuyến được hàng triệu nhà quảng cáo lựa chọn, lôi cuốn tất cả các loại hình doanh nghiệp, từ các công ty gia đình nhỏ đến các tập đoàn lớn trong top Fortune 100.
Kỹ năng Google AdWords là kỹ năng sử dụng những thủ thuật để chạy quảng cáo hiệu quả trên Google bằng cách xây dựng nội dung thu hút, xác định chính xác từ khóa và thiết lập trang đích chuyên dụng. Chính vì vậy, nếu bạn đang đảm nhận công việc này thì kỹ năng công nghệ tốt là điều tất yếu.

Google Ads giúp tăng thứ hạng website, thúc đẩy hành vi chuyển đổi của khách hàng

II. Quản lý chiến dịch Google AdWords​

Để quản lý chiến dịch Google AdWords hiệu quả, nhà quảng cáo phải chú ý đến những yếu tố sau đây:

  • Lựa chọn từ khóa để xác định cụm từ tìm kiếm nào cần nhắm mục tiêu.
  • Thiết lập chiến dịch AdWords phân nhóm quảng cáo bằng cách sử dụng các phiên bản khác nhau của từ khóa và văn bản quảng cáo.
  • Tạo các trang đích chuyên dụng cho những người nhấp vào quảng cáo AdWords.
  • Viết một hoặc nhiều nội dung quảng cáo và bản sao hiển thị trong danh sách AdWords.
  • Quản lý ngân sách chiến dịch, thử nghiệm các biến thể quảng cáo và giám sát kết quả.

Tiếp thị tìm kiếm (SEM) là một phần của tiếp thị Internet. Về mặt kỹ thuật, điều đó có nghĩa là cả tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp (PPC) như Google AdWords đều là SEM. Tuy nhiên, nhiều người trong ngành vẫn gọi quảng cáo tìm kiếm có trả tiền là SEM và tìm kiếm không phải trả tiền là SEO. Việc có kiến ​​thức và kinh nghiệm về SEM sẽ giúp thực hiện chiến dịch tiếp thị hiệu quả hơn.

Quản lý chiến dịch google ads thường xuyên, điều chỉnh kịp thời giúp cải thiện hiệu quả chiến dịch quảng cáo

III. Lựa chọn từ khóa trong Google Adwords

Quản lý và tối ưu hiệu quả từ khóa giúp gia tăng chuyển đổi, thu hút khách hàng truy cập website của bạn

Có một vài cách khác nhau để nhắm mục tiêu trong Google Adwords, nhưng trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu việc nhắm mục tiêu quảng cáo theo từ khóa trong kết quả tìm kiếm. Chẳng hạn như bạn có một doanh nghiệp bán cà phê cao cấp và khi người dùng cuối gõ từ khóa liên quan đến cà phê cao cấp vào Google, trang web của bạn sẽ hiển thị đầu tiên trong kết quả tìm kiếm cụ thể đó.
Để làm được như vậy, bạn có thể chọn từ khóa mục tiêu là tên doanh nghiệp và các biến thể của tên doanh nghiệp. Theo cách đó, khi mọi người sẽ thấy tên công ty, tổ chức của bạn trên nhiều nền tảng khác nhau và khi họ tìm kiếm trên Google, họ có thể tìm thấy bạn.

10 bí kíp rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước đám đông

Bạn có biết có tới 75% người nói rằng họ sợ nói trước đám đông? Thuyết trình trước đám đông là nỗi sợ hãi đối với nhiều người những cũng là một hoạt động phổ biến từ trường lớp đến môi trường làm việc. Kỹ năng thuyết trình vì thế vừa là nỗi ám ảnh vừa là “vũ khí” mà ai cũng muốn sở hữu. 

Trong bài viết này, bạn sẽ tìm được cách làm thế nào để gạt bỏ nỗi sợ hãi và trở thành một người thuyết trình tự tin.

Kỹ năng thuyết trình là gì?

Kỹ năng thuyết trình là khả năng truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả và hấp dẫn đến một nhóm người nghe. 

Người thuyết trình cần hướng tới mục tiêu giúp người nghe hiểu được những gì mình đang nói, giải quyết một vấn đề nào đó của họ, hay chỉ đơn giản là tiếp nhận một thông tin mới mẻ. 

Để thuyết trình hiệu quả, người thuyết trình cần thực hiện các bước chuẩn bị quan trọng. Kỹ năng thuyết trình thành thạo hay không cũng có thể được nhìn nhận qua khâu chuẩn bị này. Và nó bao gồm những yếu tố như cấu trúc bài thuyết trình, slides, giọng điệu, ngôn ngữ cơ thể, v.v..

Kỹ năng thuyết trình rất quan trọng dù bạn ở vị trí nhân viên hay quản lý

Các yếu tố làm nên một buổi thuyết trình hiệu quả

Một bài thuyết trình hiệu quả bao gồm các yếu tố sau: 

  • Người thuyết trình có phong thái tự tin, tự nhiên, thoải mái
  • Mở đầu và kết thúc tạo ấn tượng, thu hút sự chú ý của người nghe
  • Cấu trúc bài thuyết trình khoa học, mạch lạc, không lan man
  • Giọng nói dễ nghe, rõ ràng, truyền cảm hứng
  • Có sự tương tác với người nghe 
  • Phản hồi tích cực với thắc mắc của khán giả 
  • Cung cấp thông tin hữu ích
  • Thời gian thuyết trình hợp lý

Không phải ai sinh ra cũng có sẵn kỹ năng thuyết trình trong mình. Nhưng có rất nhiều cách để rèn luyện nó. Bạn không cần phải là một người hoạt ngôn, giỏi giao tiếp hay năng động để có thể thuyết trình hiệu quả. Hãy làm theo các bí quyết sau đây để xoá tan nỗi sợ mang tên “thuyết trình”:

Các yếu tố cần thiết làm nên buổi thuyết trình hiệu quả
  1. Chú ý đến việc kết nối với khán giả
  2. Kiểm soát tone giọng và tốc độ nói
  3. Luôn nghĩ mình là người thuyết trình tốt
  4. Luôn tận dụng cơ hội mọi lúc mọi nơi
  5. Chuẩn bị bài thuyết trình thật kỹ lưỡng
  6. Thả lỏng cơ thể
  7. Thích nghi tích cực với nỗi sợ hãi
  8. Quan sát và học hỏi
  9. Luôn nghĩ rằng bạn đang nói chuyện tự nhiên như đứng trước bạn bè
  10. Đừng cố gắng nhớ chính xác từng từ một

Cuối cùng, điều quan trọng là bạn phải thực sự tràn đầy năng lượng và hứng khởi trước khi chuẩn bị bắt đầu thuyết trình và hãy hình dung mình đang là diễn giả truyền cảm hứng đến với công chúng.